Chào mừng bạn đến với CƠ KHÍ XÂY DỰNG PHÚ LỘC !
Hotline: 0931188857

Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm đầy đủ nhất

Thứ 4, 25/09/2024

Administrator

55

Thứ 4, 25/09/2024

Administrator

55

Chúng ta đều hiểu rằng cầu thang thoát hiểm là chi tiết không thể thiếu khi thiết kế và xây dựng các công trình nhà cao tầng, nhà chung cư, cao ốc,… Đây là hạng mục không đơn thuẩn phục vụ mục đích di chuyển mà thang thoát hiểm còn bảo đảm an toàn cho con người khi công trình xảy ra sự cố. Do đó, tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng khá chi tiết và được quy định rõ ràng cần lưu ý thực hiện đầy đủ khi thi công.

1. Lối thoát nạn cho nhà cao tầng:

Cụ thể, trong nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn để bảo đảm cho người thoát nạn an toàn khi có cháy nổ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.

Trường hợp nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300m2  thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Theo tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2.

Chú ý: Ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó.

2. Những điều kiện để đảm bảo lối thoát nạn an toàn cho nhà cao tầng:

Đó là các điều kiện chúng tôi tóm lược như sau:

  • Đi từ các phòng ở tầng 1 trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài.
  • Dựa vào tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng thì khi đi từ các phòng bất kì ở tầng nào đó (trừ tầng 1) ra hành lang có lối ra: Cầu thang an toàn hay hành lang an toàn từ đó có lối đi ra khỏi nhà; Cầu thang ngoài nhà, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi nhà.
  • Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát như chỉ dẫn ở 2 ý trên.

3. Cầu thang an toàn và hành lang an toàn phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể:

  • Kết cấu chịu lực và kết cấu bao che phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.
  • Cửa ngăn cháy là một bộ phận, là tiêu chí thang thoát hiểm nhà cao tầng không thể thiếu của cầu thang thoát hiểm có vai trò ngăn chặn hỏa hoạn tối ưu nhất khi di chuyển trên cầu thang thoát hiểm. Vật liệu chống cháy có vị trí rất quan trọng và chắc chắn phải được lựa chọn khi thiết kế cầu thang thoát hiểm, cửa ngăn cháy.

4. Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định khoảng cách xa nhất:

Khoảng cách này cho phép tính từ cửa đi của phòng xa nhất đến lối thoát gần nhất (không kể phòng vệ sinh, nhà tắm), không được lớn hơn.

Cụ thể được quy định như sau:

  • 50m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà phụ trợ;
  • 40m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà công cộng, nhà ở tập thể hay căn hộ.

5. Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang

Cụ thể quy định là 1m cho l00 người. Nhưng không được nhỏ hơn:

  • 0,8 m cho cửa đi
  • 1m cho lối đi
  • 1,4m cho hành lang
  • 1,05m cho vế thang

6. Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định chiều cao cửa đi và lối đi:

Cụ thể chiều cao cửa đi và lối đi trên đường thoát nạn phải bảo đảm không thấp hơn 2m, đối với tầng hầm, tầng chân tường không thấp hơn 1,9m, đối với tầng hầm mái không thấp hơn 1,5 m.

7. Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cho phép sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai.

Nhưng việc này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Có chiều rộng ít nhất 0,7m.
  • Góc nghiêng lớn nhất so với mặt nằm ngang không lơn hơn 600.
  • Thang phải có tay vịn cao 0,8m.

8. Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định số lượng bậc thang:

Cụ thể, số lượng bậc thang của mỗi vế thang không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18 bậc. Không được dùng thang xoáy ốc hoặc bậc thang hình dẻ quạt làm thang thoát nạn. Góc nghiêng lớn nhất của thang là 1:1,75.

Chú ý: Để thiết kế được một hệ thống đầy đủ tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cần những yêu tố như sau:

  • Dữ liệu mặt bằng thi công.
  • Dữ liệu về tòa nhà ( con người, những số liệu kết cấu,…)
  • Phương án thi công ( an toàn, tiến độ,…)
  • Công việc Đánh giá mặt bằng.
  • Công việc đảm bảo đầy đủ thủ tục Pháp lý.
  • Trình bản vẽ thiết kế dự án.
  • Mô tả các bản vẽ kết cấu.
  • Phân tích bản vẽ.

Chia sẻ: